Sơ lược các hãng cross stitch – Phần 2.

Phần 2 – Châu Âu

Đan Mạch:

Eva Rosenstand

http://www.evarosenstand.dk/uk/kits/landscape.html

Permin:

http://www.permin.dk/uk

–          Dùng chỉ DMC, giấu code chỉ

 

Đức:

Nếu quan tâm đến khăn trải bàn, các mẫu ứng dụng thì không nên bỏ qua, hihi

Rico designs:

EN/Home

UB designs:

http://www.ub-stickdesign.de/26102.html

–          Dùng chỉ DMC

 

Bỉ:

Vervaco:

http://verachtert.be/index.php/vervaco-en/

–          Dùng chỉ DMC, giấu code chỉ

 

Hà Lan:

Lanarte:

http://www.lanarte.com/default.asp?A1PID=3296PDAM&A1SID=2116537201244

–          Dùng chỉ DMC, giấu code chỉ

 

Thea Gouverneur

http://www.theagouverneur.com/home-0001000000111.aspx

–          Dùng chỉ DMC, giấu code chỉ

 

Anh:

Heritage Stitchcraft:

http://www.hcrafts.com/catalogue.html

–          Dùng chỉ DMC, giấu code chỉ

 

Bothy Thread (đã nói kĩ hơn trong bài “trang sức cho tranh”- phần 3)

http://www.bothythreads.com/

 

Đa quốc gia, nguồn gốc châu Âu:

DMC

http://www.dmc-usa.com/About-DMC.aspx

Coats: có các brand names MAIA, Royal Paris …

http://www.coatscrafts.co.uk/

 

Tổng quan:

Như bạn thấy, hầu hết các hãng của châu Âu sử dụng chỉ DMC hoặc Anchor trong các mẫu thêu. Điều này trái hẳn với nước Mỹ. Không phải là các nước châu Âu thiếu các loại chỉ óng đẹp (hơn cả DMC và Anchor), nhưng có lẽ giống như những gì châu Âu đang làm: có một khối các nước cộng đồng chung châu Âu, sử dụng 1 đồng tiền chung, sử dụng visa chung … cho nên có lẽ cũng sử dụng chung một chuẩn chỉ, và vì thế mà đến bây giờ chỉ DMC và Anchor trở nên thông dụng. Vì sử dụng chung 1 chuẩn chỉ và mặc dù luật bản quyền có chặt chẽ đến đâu đi nữa, thì cũng không dễ công khai code chỉ như là dùng code riêng được, nên phần lớn kit của châu Âu giấu code chỉ, tất nhiên là trừ 2 hãng chỉ to bự DMC và Anchor kia, :D.

 

Lần này, nếu bạn để ý thì bạn cũng sẽ thấy, ngược lại với nước Mỹ thực dụng, châu Âu phần lớn sử dụng vải linen hay evenweave. Mình lí giải điều này theo cách nhìn của riêng mình, chỉ là 1 giả thuyết mà thôi, không đảm bảo rằng thực tế theo giả thuyết đó. Rằng là lịch sử của cross stitch bắt nguồn từ châu Âu, rằng là ngoài cross stitch ra thì cũng có vô số kiểu thêu truyền thống của người châu Âu như hardanger,  gold work, black word, white work … mà những kiểu xa xưa đó đều sử dụng chất vải thô, mộc, thủ công … và linen thường được chọn làm những thứ đó. Thế nên cũng rất dễ hiểu khi thấy các bà cụ trên 60t vẫn thêu linen 28ct chẳng cần kẻ ô, chẳng cần chấm gì hết ở những xứ cross stitch là một thú vui có từ lâu đời…

 

Và nếu bạn để ý thêm rằng, đảo từ trên xuống dưới các hãng châu Âu kia, vào trang web của các hãng, bạn khó mà tìm được các thể loại ngoài counted cross stitch. Hẳn bạn ngạc nhiên vì điều đó? Mình đã nói rằng nước Mỹ thực dụng mà. Những thể loại kia, mình nghĩ  rằng sau này mới được các hãng của Mỹ phát triển và mở rộng ra. Cũng như bạn sẽ thấy khi thêu kit của châu Âu, đa phần là chỉ có các mũi căn bản như: full, half, ¼, ¾, French knot (các mẫu châu Âu thường hay sử dụng mũi ¼ , ¾ hơn các hãng của Mỹ) … mà sẽ không thấy tá lả các mũi như khi thêu DIM, vì những mũi thêu như bucilon knot, daisy knot … là những mũi thêu của theo kiểu free style … Những thể loại stamped, embellished, no count cross stitch … hình như cũng đã có mặt cũng lâu lâu rồi nhưng châu Âu vẫn giữ truyền thống, có vẻ không chấp nhận sự “biến tướng” đó, vẫn giữ những giá trị lâu đời, giữ nét đẹp của chỉ, của những mũi thêu chữ thập trên nền vải thô mộc linen … Không biết có phải vì thế mà những kit có nguồn gốc châu Âu thường giá cao hơn??? Và vẻ đẹp của những truyền thống lâu đời thường có vẻ lôi cuốn, bí ẩn và hấp dẫn, đặc biệt?

Leave a comment

Leave a comment